Pages

  • Facebook

7 tháng 9, 2015

0 nhận xét
 

Địa chỉ shop quần áo nam hà nội uy tín, chất lượng?

Shop quần áo nam hà nội nào uy tín? Thị trường quần áo nam ở hà nội ngày càng trở nên đa dạng, tuy nhiên hàng Trung Quốc vẫn chiếm phần đông. Có tới 95% các shop quần áo nam trên địa bàn hà nội bán hàng Trung Quốc giá rẻ hoặc hàng Trung quốc đội lốt hàng việt nam xuất khẩu.  Bài viết sau sẽ giúp người tiêu dùng trở thành nhà tiêu dùng thông thái.


Tại sao các shop quần áo nam Hà Nội bán nhiều hàng trung quốc?

Câu trả lời rất đơn giản, có cung ắt hẳn có cầu. Thời trang trung quốc đánh vào tâm lý hàng rẻ, mẫu mã đa dạng, sặc sỡ. Tâm lý chung là ai cũng thích hàng hiệu, nhưng giá phải rẻ. Dùng vài tháng lại thay một loạt quần áo mới, vừa mặc nhiều mẫu mà nhìn lại bắt mắt. Đại đa số học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp ủng hộ điều này và vì thế hàng Trung Quốc được đà lấn tới.
Ngược lại, nhân viên công sở, trí thức hay người có thu nhập cao lại quan tâm đến chất lượng hơn cả. Quần áo mặc lên người là tiếp xúc trực tiếp tới da thịt cần phải được làm từ chất liệu tốt, đảm bảo thoáng mát, không độc hại, không chứa hóa chất dị ứng, ngoài ra còn cần đảm bảo có thiết kế vừa vặn, cử động thoải mãi dễ dàng, đường kim mũi chỉ nuột nà không tạp nham như hàng trung quốc giá rẻ.

Mua quần áo nam chất lượng ở đâu?

Để đáp ứng được tiêu chí hàng chất lượng, giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng, phù hợp với dân trí thức, công sở, từ người có thu nhập thấp đến thu nhập cao đều có thể mua và cảm thấy phù hợp, chúng tôi gửi tới bạn đọc một số shop quần áo nam hà nội uy tín để bạn lựa chọn.
  1. Shop quần áo nam hà nội xuất khẩu Linhvnxk
Ưu điểm: Shop quần áo này có đặc trưng chỉ bán hàng  vnxk  xịn cho nam giới. Shop quần áo có diện tích vừa và nhỏ, tuy nhiên thường bán hàng độc: ví dụ áo sơ mi thể thao, áo khoác lót bạc giữ ấm, áo thể thao kháng khuẩn khử mùi..Mặc dù hàng vnxk quá nhiều hàng lên, hàng giả nhưng có lẽ đây là một địa chỉ hiếm hoi vẫn giữ vững tiêu chí: chỉ bán hàng chuẩn.
Nhược điểm: Nhiều mẫu nhưng số lượng mỗi mẫu lại ít. Khách hàng quen của shop thường là dân công sở, người thích hàng hiệu, thích hàng độc đáo nhưng không muốn chi một số tiền quá lớn. Không chi tiền quảng cáo nên lượng khách quen là chủ yếu.
Website: www.linhvnxk.com

  1. Thương hiệu shop quần áo nam Canifa ở Hà Nội
Ưu điểm: Đây là một thương hiệu đặc trưng với các dòng sản phẩm đơn giản, cơ bản, chất liệu tốt, giá thành có cao hơn mặt bằng chung chút nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Vào những đợt sale off khách có thể mua với giá tầm trung như của shop linhvnxk. Và hơn nữa, tại đây ngoài quần áo nam có cả quần áo nữ, quần áo trẻ em… Chi tiền quảng áo mạnh vào các đợt sale, hay sự kiện.
Nhược điểm: Giá thành vẫn cao so với mặt bằng chung thu nhập người dân, ít kiểu dáng.
Website: www.canifa.com
  1. Blue Exchange bán quần áo nam ở các showroom trong hà nội
Ưu điểm: Một thương hiệu quần áo nam tại hà nội có giá rẻ, vào đợt sale off có thể một sản phẩm chỉ có giá 30k, 50k hay 100k. Chất liệu cotton cũng được tuy hơi nhanh rão, đường may ổn. Thương hiệu này hợp với các gia đình có thu nhập trung bình khá, chất lượng đi đôi với giá thành. Mặt hàng phong phú từ đồ cho trẻ em tới người già. Chủ yếu chi tiền cho chi phí mặt bằng các showroom lớn.
Nhược điểm: Mãu mã đơn điệu, đường may chưa thực sự tỉ mỉ, chưa đầu tư vào chất liệu.
Website: www.theblue.vn
  1. Các shop bán hàng xách tay quần áo nam
Ưu điểm: Hàng chính hãng.
Nhược điểm: Giá thành cao hơn các shop quần áo nam nội địa và hãng của chính hãng tại nước ngoài, vì phải tính thêm chi phí vận chuyển, chênh tỉ giá… Nếu có người quen xách về thì hẳn nhiên là tốt rồi. Tuy nhiên nhiều cá nhân đứng ra kinh doanh hay trộn hàng xuất khẩu vào và bán với giá hàng xách tay. Trong trường hợp này thì người mua là người thiệt thòi nhất.

  1. Quần áo nam các hãng Việt tiến, Owen, May 10, May Đức Giang tại Hà Nội
Ưu điểm: Hàng quần áo nam may mặc trong nước, giá thành từ trung bình tới hơi cao, đa phần các sản phẩm hướng tới dân công sở, không đầu tư vào thiết kế và chất liệu nhiều, nhìn chung phù hợp với dân công sở hơi đứng tuổi.
Nhược điểm: Kiểu dáng áo sơ mi, quần âu, quần kaki nam già, ít mẫu mã đẹp. Ít quảng cáo vì cạnh tranh của dòng thời trang công sở không thực sự cao.
(Bài viết sử dụng số liệu tháng 8 năm 2015)

19 tháng 6, 2015

0 nhận xét
 

Hàng VNXK dư 3% và cách nhận biết.

Hàng vnxk cắt tag mới là hàng việt nam xuất khẩu thực sự. Quy luật cung cầu khiến đâu đâu cũng thấy bán hàng vnxk, sự thực ra sao? Vì sao các shop mặt phố quảng cáo bán hàng xuất xịn lại đầy đủ tag mác dù nhìn đường may còn lệch lạc hay chất vải hiển hiện Quảng Châu? Còn một số shop bán hàng vnxk chẳng có nhãn mác gì cả, bị đóng dấu đỏ cổ áo, trong quần mà sờ chất lại đẹp lạ.

Hàng vnxk thế nào mới đúng?

Hàng vnxk có nhiều loại như đã nêu ở các bài trước. Tóm tắt lại thì có các loại như sau:
-          Hàng Cảng (chuẩn y như xách tay về, cả túi, mắc áo đi kèm cũng chuẩn luôn)
  •          Hàng dư 3% (thường phải cắt tag để tuồn ra)
  •          Hàng dư lỗi (hàng có tý lỗi bị trả lại)
  •          Hàng chuyền (dư nguyên liệu nhà máy may lại theo mẫu đó, có thể đủ hoặc thiếu phụ kiện)
  •          Hãng lên (xưởng mua nguyên liệu nhìn gần giống, may theo mẫu na ná như hãng)
  •          Hàng nhái ( chả cần giống mẫu, thậm chí 1 cá nhân, 1 đội hay 1 xưởng mua mác, mua tag,
    mua vải về may tùy hứng, gắn vào rồi đem đi bán)
Hàng vnxk dư 3% thường bị cắt sạch tag để đưa ra

Bài viết này phân tích về hàng vnxk cắt tag hay còn gọi là hàng xuất dư 3% nguyên bản. Loại hàng vnxk này tất cả chất liệu, phụ kiện, đường kim mũi chỉ đã qua QC ( quality control) kiểm định. Hiểu nôm na là hãng xuất cho mình nguyên liệu phụ kiện để may, trong quá trình sản xuất để bù vào lượng hàng có thể lỗi bị trả lại đã nói ở trên,  nhà máy sẽ phải làm tăng số lượng lên 3% để bù vào lượng hàng có - thể - sẽ rớt lại đó.

Lẽ ra sau khi xuất đi, lượng hàng vnxk dư này sẽ bị tiêu huỷ. Có cả tỉ cách tiêu hủy, có nơi cắt đôi thân áo, có nơi cắt thủng một phần, có nơi tùy biến theo kiểu áo dài tay thành cộc tay :D ... mục đích chung là để hãng chắc chắn rằng không còn hàng của mình ở lại. Nhưng nhà máy không phung phí như vậy, họ cắt tag, cắt mác đi để vẫn được gọi là bị hủy  mà vẫn có thể đem đi bán được. 

Hàng vnxk cắt tag chính là hàng chuẩn 100% nhưng bị cắt sạch tag mác, càng không thể nhận ra hãng nào càng tốt, càng đạt tiêu chuẩn, nhà máy đỡ bị hãng phạt, lại vẫn bán ra được cho thị trường. Loại hàng này không nhiều (ít hơn 3%), đa số người tiêu dùng không có cơ may mua được hàng loại này. Hàng vnxk..nhan nhản trên thị trường hiện nay đa số là hàng lên, hàng nhái, tem mác thì đơn giản, 5k mua được cả rổ....

Mua hàng vnxk dư cắt tag hay mua hàng lên đầy đủ tag mác?

Tất nhiên mua được hàng cảng chuẩn xách tay thì ngon quá rồi, nhưng số lượng hàng cảng này thường nhỏ hơn 10c trên cả 1 lô hàng. Nếu có lấy được thì anh em người nhà chia nhau chứ bán không đủ. Vì vậy hàng vnxk cắt tag là sự lựa chọn không tồi, không có lỗi, chuẩn chỉnh, mỗi nhược điểm là không có tag (do bị cắt)

Người tiêu dùng mua được hàng gắn mác Zara, F21, H&M.... cứ nghĩ mình mua được hàng chuẩn, một số khác  tặc lưỡi mua vậy vì cũng chẳng biết mua hàng chuẩn ở đâu... Có ti tỉ lý do khiến người tiêu dùng không mua được hàng việt nam xuất khẩu  chuẩn, mà lý do lớn nhất là... chuộng thương hiệu. Nên nhớ, tag và mác làm ra không khó, chíp với thẻ bài cần là có người cung. Nếu mua hàng với tâm lý mua về khoe tag mác rằng ta mua được hàng hiệu xuất khẩu thì....nghiễm nhiên sập bẫy.

Trừ hàng cảng, hãng lỗi ra, hàng vnxk xuất dư 3% sẽ bị cắt tag. Mà đã cắt tag để giấu đi tên hãng thì hẳn nhiên phải cắt hết cả tag cổ, tag sườn...Nếu chỉ chăm chăm nhìn tag cổ tag sườn có lẽ bạn không biết rằng: giá nhập 1 chiếc áo hàng lên chỉ bằng phân nửa giá nhập 1 chiếc áo xuất dư cắt tag. Cắt sạch tag đồng nghĩa là hàng chuẩn của hãng, đồng nghĩa rằng chất liệu và chất lượng không phải bàn...

Tóm lại, nếu đi vào chất và chuẩn, hàng vnxk cắt tag là sự lựa chọn hoàn hảo (sau hàng cảng nha) :D


26 tháng 11, 2014

0 nhận xét
 

Tìm hiểu về giày vnxk

Thị trường quần áo xuất khẩu, giày xuất khẩu.... en nờ thứ xuất khẩu tràn ngập hàng lên, hàng nhái...tả bổ xiểng. Cả người mua và thậm chí là cả người bán cũng chẳng biết đâu mà lần. Hôm nay Gấu em thả xích nên em rảnh rỗi ngồi phân biệt tẹo về hàng lên và hàng cảng cho các bác tham khảo nhé.


Ví dụ về giày xuất khẩu hàng Cảng. Gì thì gì cứ có ví dụ là dễ hiểu nhất.


giày xuấy khẩu Bershka dưới đây là 1 ví dụ nhé, em demo cho mọi người xem. 

Đôi giầy này đã lên web, đây là ảnh em chụp từ web nhé


- Thứ nhất: nhiều bác thắc mắc giá trên tag thực tế của giày để có 22,99 Euro, giá ảnh web thì là 29,99 bảng (
khoảng hơn 1,000,000 VNĐ). Nó là thế này, bản thân từ xưa tới nay người ra vẫn làm 2 giá, và giá tag luôn để thấp hơn giá bán tại hãng để giảm thuế khi qua hải quan. Bản thân cái tag nó đã có 2 giá khác nhau rồi (xem ảnh em chụp)
Cái tag nó đã có 2 giá nhé, lên web nó lại có giá khác nữa

- Thứ nhì: hàng Cảng (hàng chuẩn 100%). Số lượng rất ít, mẫu giày xuất khẩu Bershka này e lấy về fullbox, chuẩn code thì các bác cứ scan barcode quét là ra chuẩn web mẫu ấy luôn. Hàng chuẩn: nhìn đế dán rất nét, chắc chắn, lót cao su chính hãng dày dặn, nguyên phụ kiện đều chuẩn, tất nhiên cái túi đựng giày cũng ko phải chỉ là túi nilon bình thường, thường nó sẽ chuẩn code hoặc logo của mẫu đó.
Đế êm, bền, chắc, đi vào cảm giác giầy và chân hợp nhất =))

- Hàng nhà máy chuyền hoặc dư lỗi: không có nguyên túi, keo dán nham nhở, lót hoặc nguyên phụ kiện bị thay, thiếu v..v.... đặc điểm chung 2 loại là người bán đều lấy ảnh web nên khó phân biệt. Cơ mà với em thì các bác yên tâm, em nói thẳng nói thật nói chuẩn nói đúng ;)

Đôi này của Fred Perry hàng Cảng nhé, em nhập, em nói thế tức là thế :)

- Với nhiều mã quần áo xuất khẩu chuẩn thì túi nilon bọc sẽ là loại bóc ra còn lâu mới dán lại được (tức là đã đâm là thủng, đã bóc là rách) còn hàng nhà máy, hàng chuyền, hàng lên, hàng nhái thì đào đâu ra :D

- Rất nhiều mẫu quần áo và hàng hóa khác đều như vậy, dù sao chất lượng và giá cả đều hợp lý và chấp nhận được với đại đa số người tiêu dùng ( em khó tính hơn, he). Tất nhiên giá các loại cũng khác nhau nhiều, kiểu kiểu như vàng 9999 với vàng 999 và vàng 99, Còn việc mua vàng 99 với giá của vàng 9999 hay mua vàng 9999 với giá vàng 99 thì còn tùy cơ may của người tiêu dùng, người có kinh nghiệm thì khả năng nhận biết cao hơn, người không biết thì đặt niềm tin vào chủ shop, còn xui xẻo gặp shop không biết hoặc không trung thực thì khách sẽ bị mua hàng giá không đúng với chất lượng cũng như giá thành.

Chúc các bác trở thành những nhà tiêu dùng thông thái!

12 tháng 11, 2014

0 nhận xét
 

Chọn hàng hiệu hay chon hàng việt nam xuất khẩu?

Chọn mua hàng hiệu hay chọn mua hàng việt nam xuất khẩu? Đây là câu hỏi của không ít bạn trẻ, khi mà ăn no mặc đủ không còn quá khó khăn như thế hệ trước, thì ăn ngon mặc đẹp là nhu cầu thiết yếu.

Sự đổi ngôi từ hàng Trung Quốc sang quần áo việt nam xuất khẩu


Cách đây chỉ khoảng 3 đến 4 năm, quần áo Trung Quốc vẫn tràn lan ngoài thị trường. Lúc ấy dân mình vẫn chưa nhiều có khái niệm tẩy chay hàng TQ mạnh mẽ như giờ. Tỉ lệ người mua quần áo việt nam xuất khẩu ít, và tỉ lệ người order web nước ngoài về lại càng ít hơn.


Người có tiền thì vẫn dùng hàng hiệu, người thu nhập thấp, sinh viên thì cứ hàng TQ mà xài, chỉ có những chị em trên các trang mạng như lamchame, webtretho...rỉ tai nhau về hàng việt nam xuất khẩu xịn là chuộng mặt hàng này hơn cả. Nguồn hàng việt nam xuất khẩu lúc bấy giờ cũng không nhiều như bây giờ, ai đã mua dùng là thích, là nghiện, vì rõ ràng chất lượng quá chuẩn so với giá thành. Lấy ví dụ một chiếc áo sơ mi Mango vào Parkson rẻ cũng cỡ trên 1 triệu thì nếu mua được hàng xuất xịn của MNG, ta có thể mua với giá chỉ xấp xỉ 200k. Đúng là một món hời!

Hàng VNXK chuẩn có chất lượng như hàng order về

Nhưng bây giờ thì khác, theo nhu cầu thị trường tẩy chay hàng TQ, chuộng hàng việt nam xuất khẩu, các nhà máy, thậm chí là anh chị em làm may nhỏ lẻ cũng lấy mẫu về mua vải tự may nhái theo, mua mác về tự đính. Thử hỏi vải ở đâu? Mác ở đâu? Ở Ninh Hiệp! Mà xuất xứ của vải ở Ninh Hiệp thì cũng là từ Trung Quốc mà về. Thế là vô hình chung ta lại xài hàng TQ!!!


Nếu các nhà máy chuyên xuất khẩu dùng vải dư để chuyền lại, thiếu khóa thiếu khuy thì dùng tạm của lô này lô khác hoặc mua về đính thay chi tiết thiếu thì vẫn là ổn, vì đối với nhiều người tiêu dùng, cái quan trọng là chất vải và đường may đẹp là ok rồi, vài cái khuy khóa không dởm quá là được.


Tuy nhiên với dân sành, phải là hàng chuẩn y web, phải nguyên túi, nguyên đai nguyên kiện, không chút lỗi lầm, check code là phải ra, thông số là phải chuẩn thì hàng Cảng vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo. Giá thì quá bèo, hàng thì quá chất, mỗi cái nhược điểm số lượng siêu ít, size thì siêu nghèo nàn. Thế nên bác nào không người đẹp dáng chuẩn thì hàng dư xịn là được, vẫn ngon và tiết kiệm được ối tiền.



So sánh, tính toán, cân đo đong đếm giá trị hàng VNXK


Làm phép tính đơn giản:


Giá Web + công vận chuyển = giá hàng xuất + thuế xuất + lãi thương hiệu + phí quảng cáo +thuế nhập + Công Vận Chuyển.


Giả sử công vận chuyền = Công Vận Chuyển


=>  Giá hàng xuất = Giá Web - thuế xuất - lãi thương hiệu - phí quảng cáo - thuế nhập


=> chọn mua hàng xuất (từ nãy tới giờ vẫn nói là hàng xuất chuẩn nhé) tiết kiệm được quá nhiều :)


Hàng lên (hàng nhái) tràn lan giả danh hàng VNXK bây giờ vẫn được bán với giá hàng chuẩn, mà thực sự nguyên liệu đầu vào quá rẻ, đường may ẩu và thậm chí gọi là cẩu thả. Nếu mua phải loại hàng đó thì không còn hời đâu nữa mà là lỗ, nói không ngoa chứ nhiều hàng TQ cao cấp tí còn gấp vạn lần.

Một ví dụ về giày VNXK hàng lên (hàng nhái) 

Không ít lần em đưa Gấu nhà em đi mua quần áo, phải gọi là tức điên lên vì Gấu chọn mãi không được cái nào. Tức mình lao vào xem thì ôi thôi, công nhận hàng nữ nhái vô số. Nếu nó nhái kín đáo mà vải vóc chuẩn thì vẫn cứ ok, đằng này nhái lộ liễu, lộn đằng trong áo ra nhìn may bẩn thỉu vô cùng. Không biết tại em bệnh nghề nghiệp hay gì gì, chứ em không chịu được, lôi ngay về cho phép đầu tư tốn kém. Chắc nhiều bác đang nghĩ sao không mua hàng việt nam xuất khẩu chuẩn là được, có nguồn rồi, cần gì tốn kém thế? Vầng biết thế nhưng Gấu em mặc XS còn rộng thùng thình ý ạ >.<


Dông dài quá rồi, kết lại là bác nào tiền nhiều quá, tiêu mãi không hết, không quan trọng tiền nong thì cứ mua hàng hiệu, như Lý Nhã Kỳ cứ Chanel mà tẩn. Còn bác nào không được dư dả lắm như em (số đông) thì chơi hàng xuất xịn là được rồi. Có lô hàng Cảng nào ngon mà có size là tẩn luôn. Nói thật giờ em chẳng biết phân biệt xấu đẹp nữa, cứ có hàng xịn về mà mặc vừa là thủ luôn 1,2c. Nhìn đơn giản cơ mà chất (Chất lượng + Chất chơi)


Tham khảo thêm tại website: http://linhvnxk.com

10 tháng 11, 2014

0 nhận xét
 

Tất cả những điều cần biết hàng việt nam xuất khẩu?

Qua quá trình 5 năm tìm hiểu, nghiên cứu về hàng việt nam xuất khẩu, mình đã có những kinh nghiệm, những hiểu biết nhất định về hàng việt nam xuất khẩu và mình muốn chia sẻ với mọi người đam mê của mình.

Giới thiệu qua một tẹo, ngày tốt nghiệp đại học, vốn mỏng lèo tèo, mình nhập hàng Sài Gòn về bán, mà điển hình của hàng Sài Gòn bấy giờ là loạt áo phông Aber, Burrbery, Tommy,...được gia công tại các nhà máy tại Sài Gòn. Hồi bấy giờ còn non, thấy thế là đẹp rồi, còn hơn hàng Trung Quốc chán, nhưng sau nửa năm bán, mình nhận ra bán mặt hàng đó đúng là chỉ nhắm vào đối tượng sinh viên ít tiền thôi (vì rẻ). Sau khi được cô dì chú bác chuyên dùng hàng xách tay chỉ bảo mình mới sáng mắt ra, và quay ngoắt 180 độ sang loại hàng khác, mà mọi người vẫn hay gọi là hàng việt nam xuất khẩu.

I. Hàng việt nam xuất khẩu là gì?

Hàng việt nam xuất khẩu là hàng chính hãng của các hãng thời trang thế giới đặt may tại Việt Nam. Mọi nguyên liệu, máy móc, quy trình may đạt chuẩn quốc tế, để sản phẩm khi ra đời, xuất sang bển phải đạt mọi tiêu chí đưa ra của hãng. Hàng việt nam xuất khẩu được may tại Việt Nam, xuất đi các nước EU, châu Á, châu Mỹ, bla bla....Nhiều bác order web nước ngoài về vẫn thấy tag ghi là made in Việt Nam tức là vô hình chung các bác đã mua một sản phẩm sản xuất ở VN, xuất đi rồi qua bển người ta đăng lên web, các bác lại mua về, và tất nhiên phải chịu 2 lần thuế xuất khẩu, nhập khẩu, qua cửa hải quan của nước xuất đi và nhập + về chi phí vận chuyển, VAT…

Hàng hóa của các hãng nổi tiếng trên Thế Giới như Nike, Adidas, Puma, Lacoste, Prada, Rebook, Clarks…  đều có những tiêu chuẩn nhất định, dù được gia công tại bất cứ nước nào như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia… trong đó có cả VIỆT NAM thì phải đạt tiêu chuẩn mấy em mới xuất ngoại được. Khi nguồn nhân lực ở nước họ đắt đỏ và khan hiếm, họ sẽ tìm 1 nguồn cung cấp nhân lực mới, với giá thành rẻ, ví dụ: Việt Nam. Tất nhiên các hãng sẽ đưa dây chuyền sản xuất (chất liệu, công nghệ, máy móc, tiêu chuẩn, quản lý…..) của họ vào, công nhân sẽ được đào tạo làm việc theo dây chuyền đó. Theo số liệu từ năm 2010 thì tại Việt nam có khoảng trên 3000 công ty sản xuất hàng dệt may xuất khẩu với thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại 3 thị trường chính là : Mỹ (55-57%), EU (20%) và Nhật (10%) và Việt Nam đứng trong Top 05 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế giới.
Hình ảnh một nhà máy may quần áo việt nam xuất khẩu

Hàng do các hãng ở nước ngoài thuê VN mình may gia công, nguyên phụ liệu là 100% nhập từ chính hãng, nên công nghệ của các nước rất hiện đại. Chất lượng hàng việt nam xuất khẩu là hoàn toàn bảo đảm như hàng được bán trong hãng. Tất cả các sản phẩm đều có thiết kế và thông số kỹ thuật. Ví dụ: áo nỉ được thiết kế phía trước áo và ống tay có 1 lớp lót để chống gió, hoặc nỉ dày, (khi đi đường thì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh), còn phía sau áo được thiết kế 1 lớp lót mỏng hoặc lưới, để thoáng ở lưng.

II. Vì sao hàng việt nam xuất khẩu lại được bày bán nhan nhản?


Mọi đơn hàng việt nam xuất khẩu đều để xuất khẩu. Tuy nhiên có một số sản phẩm vẫn ở lại vì là:
  • Hàng mẫu (bên trong tem giày sẽ có chữ "Sample" hoặc "Not for sale")
  • Hàng dư (số lượng rất ít để bù vào đơn hàng khi Hải Quan kiểm hóa không trả lại, nếu vẫn còn dư buộc phải hủy). Còn gọi là hàng dư 3%, 1 số nước kiểm tra hàng dư này rất chặt chẽ, cắt hết tag mác, thậm chí cắt ngang áo..v.v… hiện nay khắt khe nhất vẫn là Nhật Bản và Hàn Quốc.
  • Hàng trưng bày, hàng mẫu tồn kho.
  • Và rất hiếm khi, nhưng vẫn có những lô hàng hủy hợp đồng.
Vậy thế nào là hàng hải quan (hàng móc container ở cửa hải quan), hàng dư 3%, hàng nối chuyền, hàng lên (hàng nhái)?

1. Hàng móc container (hàng Hải Quan)

Nhiều bạn nghĩ: rằng hàng hải quan là hàng ra đến cửa hải quan được các cô chú ở cửa hải quan giữ lại với số lượng 20-30c để kiểm định. Thường thì hải quan chỉ kiểm định 1-2c và được tặng luôn, họ không kinh doanh các mặt hàng này.
Thực chất thì: là hàng móc container (công tơ nơ), chuẩn nhất vẫn là ra Cảng, đi cùng Hải Quan kiểm hàng xuất ra nước ngoài. Số hàng thiếu hụt, rút ra này cũng đã được tính toán khi xuất đi, để đảm bảo đủ đơn hàng theo hợp đồng. Thường số lượng rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Đầy đủ tem tag, y như ở store của hãng sau khi xuất đi (chính nó chứ ai :D). Chất lượng thì không cần phải bàn thêm.Đây là loại hàng cao cấp và chuẩn nhất.
Một mẫu áo khoác hàng Cảng, với loại hàng này, mọi thông số kỹ thuật đều chuản web

Nói đến đây vẫn phải nói thêm: hàng việt nam xuất khẩu chuẩn hay kể cả những hãng cao cấp như chanel, dior gì thì nó vẫn làm bằng vải, mắc vào vật nhọn tất nhiên rách, đốt tất nhiên cháy(trừ loại có thông số đặc biệt, nhắc lại nhớ trước mình làm nhiều mã chống nước, chống tuyết, chống lửa phết), mặc lâu năm tất nhiên cũ....nên là anh chị em đừng bao giờ thắc mắc sao hàng chuẩn mà móc vào lại rách T.T


2. Hàng xuất dư (hàng dư 3%)

Đó là theo quy trình sản xuất, để đảm bảo số lượng hàng xuất đủ và đảm bảo chất lượng, các nhà máy sản xuất hàng dệt may xuất khẩu bao giờ cũng làm dư khoảng 3% số lượng đơn hàng để đề phòng hàng hỏng hoặc thiếu trong quá trình sản xuất và khi đơn hàng được xuất đi, số lượng hàng làm dư này sẽ được các nhà máy thanh lý.
Đây chính là nguồn gốc”Hàng việt nam xuất khẩu” với các “Thương hiệu quốc tế” tại các cửa hàng “Made in Vietnam”. Nhưng có thể bị rạch ngang tag, cắt tag, hoặc có thể để nguyên, tùy theo kiểm định của từng hãng, từng nước, thường dễ thì vẫn còn nguyên tag, nguyên chip.
Lô hàng này thường được tuồn ra từ nhà máy, số lượng có thể nhiều hơn chút vd: 100c sẽ dư ra 3c, đơn hàng tầm 1000c sẽ dư được khoảng 30c. Có những đơn hàng lớn vài nghìn chiếc thì số lượng sẽ lớn hơn.
Chất lượng hàng dư 3% cũng thường được kiểm định bởi 1 bộ phận, gọi là phòng: QC (Quality Control) là kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm; được đặt xen kẽ giữa các công đoạn sản xuất và ở khâu thành phẩm để kiểm tra chất lượng. Hàng đã qua phòng QC (còn gọi hàng QC) thì chất lượng có thể yên tâm đến 99%.
Mẫu Nike hè này là một mã đã qua QC, chất lượng 99% ,vì mặt trong gấu áo có vết chấm bằng đầu tăm mà em nó ko được xuất ngoại!

3. Hàng nối chuyền

Các sản phẩm sau khi đã xuất đi còn dư lại vải, phụ kiện, tem tag, thường được chính công nhân trong nhà máy may thêm, hàng này có khi còn dư đầy đủ, từ nguyên liệu chính, đến khuy khóa, nhưng cũng có khi bị thay khóa, thay khuy, đại khái thiếu bộ phận nào người ta thay bộ phận đó để cho đủ để thành sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này hàng sẽ không còn được chính xác y nguyên 100% như hàng zin nữa, nên giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn, loại hàng này thường về sau khi hàng zin đã xuất đi 1 thời gian. Ưu điểm giá thành rẻ hơn, nếu nguyên liệu chính còn dư chuẩn thì vẫn ok, bản thân mình nghĩ, các loại nguyên liệu này so với hàng TQ thì vẫn 1 trời 1 vực, dân ta còn nghèo, chơi loại hàng này cũng rất hợp lý và tiết kiệm. 
Legging Pink của nữ là măt hàng năm nào cũng được chuyền vì nhu cầu thị trường lớn, tuy nhiên chất lượng không đảm bảo

Và đa số hàng Made in VN trên thị trường hiện nay là loại hàng nối chuyền này, số lượng rất lớn, nhưng cũng cần cảnh giác với những loại hàng đội lốt, nhái theo, kiểu mẫu mã thì y xì nhưng chất vải chính lại bị đổi, legging Pink của nữ là môt ví dụ điển hình, mẫu này năm nào cũng có, mỗi nhà có một loại vải khác nhau, đau nhất là mấy bác mua phải hàng về giặt vài lần nó rơi rụng hết bông còn mỏng như cái tất giấy. Nhiều mẫu mã họ nhập cả hàng trung quốc vào, cắt hết mác đi và bảo là do hàng xuất dư, hàng nối. Với loại hàng này thì chỉ cần chú ý đường kim mũi chỉ, nhưng đôi lúc thậm chí họ còn mua chip với giá rất rẻ để gắn vào, và nói là hàng dư xịn khiến nhiều chủ hàng mới vào nghề cũng dễ dàng bị lừa. Mình làm nghề biết nhiều bạn cũng bán hàng việt nam xuất khẩu nhưng lại không hiểu gì, bản thân họ bán hàng chuyền, hàng lên mà cũng không biết, không biết thì không có tội, nhưng....nên tìm hiểu thêm.

4. Hàng Lên (hàng nhái)

Loại này thì tràn ngập thị trường nên có khi mình không cần phải nói gì thêm nhiều nữa, không có nguyên liệu, không có phụ kiện, chỉ nhìn và may nhái lại theo mẫu, có thể là hàng may tại việt nam, hoặc hàng TQ may nhái, nếu hàng may nhái tại việt nam thì đúng là đeo mác made in VN chả có gì sai, nên đây cũng là điểm “lách luật” của những chủ hàng không trung thực.

Một điều ít ai biết là những hàng được "tuồn" ra ngoài, nếu hãng biết, nó sẽ phạt công ty nhiều như thế nào đâu, và đôi khi hàng vừa xuất chưa lên web (các bạn có thể xem ở tag sườn, thường ghi ngày tháng năm xuất đi), có những anh hay đi công tác nước ngoài, mặc và đi vào trong hãng, nếu họ biết được thì chắc chắn đối tác tại Việt Nam sẽ bị truy cứu và phạt nặng, vì mình bán trước ra mà lại phá giá của họ.

- Kinh nghiệm của bản thân mình thấy, hàng nối chuyền của họ cũng rất có cố gắng và chấp nhận được với những bạn không quá quan tâm đến xuất xứ cũng như chất lượng, nhưng với những người hay săn đồ zin 100% thì yêu cầu chuẩn từ "đầu đến đuôi" thì nên săn hàng Cảng.

- Trước thời sinh viên mình nghĩ: bỏ 1 triệu ra mua 1 cái áo, thà mua 10 cái áo Trung Quốc còn hơn, nhưng giờ mới thấy, 10 cái áo Trung Quốc ý người ta nhập vào chắc chỉ 10k/1c, giặt phai màu xổ lông cầy cầy, tính về thời hạn sử dụng là kém 1c áo hàng chuẩn. Ngoài ra giống chị em phụ nữ xài hàng Fake vậy, xài hàng lên cảm giác rất khó chịu, trong khi đa số các hãng gia công ở Vn đều là hàng bình dân, không quá đắt, dân ta hoàn toàn đủ điều kiện sử dụng.

HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI!

P/S: Còn gì chưa hiểu, hay thắc mắc cứ chia sẻ với mình nhé, mình đam mê hàng việt nam xuất khẩu (hàng chuẩn) nên gặp bạn nào cùng đam mê là thích lắm ^^


 
© Design by Lee Jang Hoo - shop quần áo nam hà nội